Không còn đơn thuần chỉ là một ví tiền ảo,đặtmụctiêupháttriểnrasaosaukhiđổitênthươnghiệty le da banh Coin98 đang hướng về một công ty công nghệ và hỗ trợ các công ty công nghệ khác, chuyên hỗ trợ startup thuần về công nghệ hơn tài chính.
Chia sẻ với Thanh Niên, Lê Thanh - nhà sáng lập của Coin98 Finance, cho biết mục đích của công ty là mang Silicon Valley về Việt Nam. Bằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm đầu tư và quá trình nghiên cứu sẽ giúp công ty biết được đâu là điều thị trường cần và làm thế nào để xây dựng tính năng cho sản phẩm. Điều này giống như những gì mà GuildFi của Thái Lan đã và đang thực hiện.
Đồng sáng lập kiêm CEO Coin98 Finance Nguyễn Thế Vinh nhận định công ty không thể một mình xây dựng sản phẩm được, vì vậy công ty xem việc xây dựng hạ tầng để kéo thêm nhiều công ty khác cùng tham gia sẽ có nhiều lợi ích. Để đáp ứng, công ty gần đây mua lại TomoChian như một cơ sở hạ tầng, đồng thời lên kế hoạch tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hơn về giải pháp.
Khi được hỏi về việc Coin98 có rất nhiều sản phẩm có ích cho người xây dựng nhưng lại chỉ được khai thác ở một vài tính năng bởi người dùng, anh Thanh cho biết công ty hiểu được khó khăn đó và cần thêm thời gian để học hỏi trước khi hoàn thiện nó. Để tạo ra một cái nhìn khác so với các đối thủ khác trên thị trường như Metamask, Trust Wallet hay Coinbase Wallet, Coin98 xây dựng một cụm wallet, nơi người dùng có thể tìm thấy một cái ví khi cần.
Anh Lê Thanh chia sẻ thêm rằng Binance đã nhiều lần ngỏ ý mua lại Coin98 nhưng công ty không đồng ý bởi theo quan điểm của anh, việc một người khác không phải người Việt Nam nắm quyền quyết định ở Coin98 sẽ không thể giữ được kế hoạch giúp đỡ người Việt. Về cơ bản, công ty muốn để lại nền tảng cho thế hệ trẻ Việt Nam, bởi nếu vì lợi nhuận, Coin98 đã dừng lại từ trước khi triển khai token.
Khi được hỏi về số lượng khá ít startup nhận được vốn từ quỹ Vietnam Future Fund, anh Thanh cho rằng điều đó bắt nguồn từ yếu tố con người khi trình độ kỹ năng chưa đạt được yêu cầu của doanh nghiệp theo định hướng "người Việt Nam xây dựng sản phẩm, xuất khẩu ra toàn thế giới", vì vậy bài toán trồng người phải cần nhiều thời gian.
Nhìn về tiềm năng của thị trường blockchain Việt Nam, anh Lê Thanh cho rằng những điều hiện tại đang làm đang bắt kịp các nước như Mỹ. Theo anh, 5 - 10 năm nữa, thế hệ đầu tiên sẽ tạo nền tảng về kiến thức, tư duy, mối quan hệ. Tất cả những gì chúng ta làm lúc này là truyền lại cho thế hệ sau, và chúng ta phải cố gắng hơn để bắt kịp thế giới. Điều này yêu cầu rất nhiều ngành công nghiệp phụ trợ như AI, Big Data… Đó là một cuộc chơi lớn đòi hỏi rất nhiều tài nguyên đổ vào, điển hình như Microsoft hay Google đã đổ hàng chục tỉ USD cho các AI startup trong cả thập kỷ qua.
Với mặt bằng dân số chung ở châu Á và Đông Nam Á sử dụng internet cực kỳ lớn, tạo lợi thế cho các ngành tận dụng được internet và thiết bị di động. Đây chính là bàn đạp cho ngành công nghiệp blockchain, biến nó trở thành một trong các ngành công nghiệp hiếm hoi mà Đông Nam Á đang phát triển tiếp cận với toàn thế giới.
Blockchain đã toàn cầu hóa từ đầu giúp các startup công nghệ có thể tiếp cận được thị trường vốn dễ dàng hơn. Trong thị trường truyền thống ở khu vực, chúng ta không thấy được nhiều dự án gọi được hàng trăm triệu USD, điều dễ dàng thấy trong blockchain. Từ nguồn vốn đó, các công ty blockchain có thể mở rộng cơ sở hạ tầng và thị trường lao động, gián tiếp đóng góp vào GDP của quốc gia. Anh Thanh thừa nhận đầu tư blockchain là một hướng hay để xuất khẩu những lao động chất lượng cao, bởi ngoài việc xuất khẩu sản phẩm blockchain cho cả thế giới, chúng ta vẫn có nhà phát triển định hình xu hướng mới của cả ngành công nghiệp.
Sau khi thông báo đổi tên, Coin98 cũng công bố quỹ trị giá 25 triệu USD cho các startup blockchain nhằm thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp blockchain tại Việt Nam và Đông Nam Á. Theo anh Lê Thanh, sau khi "sinh ra, lớn lên và phát triển sản phẩm" để có điều kiện như ngày nay, Ninety Eight mong muốn hỗ trợ những nhân tài trẻ ở khu vực để có thể phát triển doanh nghiệp blockchain, đồng hành với họ từ xuất phát điểm.